A- QUY TRÌNH SỬA MÁY CHIẾU
I. Giới thiệu chung
1. Máy chiếu là gì?
Máy chiếu là một thiết bị có bộ phận phát ra ánh sáng và có công suất lớn, cho đi qua một số hệ thống xử lý trung gian (để từ một số nguồn tín hiệu đầu vào) để tạo ra hình ảnh trên màn chắn sáng mà có thể quan sát được bằng mắt.
2. Phân loại
Người ta có thể phân loại máy chiếu theo nhiều cách khác nhau, tôi xin đưa ra cách phân lạo máy chiếu theo công nghệ
2.1. Máy chiếu công nghệ LCD - Liquid Crystal Display
Máy chiếu LCD (liquid crystal display) tổng hợp hình ảnh màu dựa trên 3 màu cơ bản là đỏ, lục và xanh dương (RGB) như cơ chế đang được dùng phổ biến trong chế tạo màn hình, in ấn. Nguồn sáng trắng ban đầu được tách thành 3 nguồn sáng đơn sắc là đỏ, lục, xanh dương và được dẫn đến 3 tấm LCD độc lập. Nếu điểm ảnh trên LCD ở trạng thái đóng, ánh sáng không thể xuyên qua thì điểm ảnh biểu diễn trên màn hình là đen. Tương tự, độ sáng của điểm ảnh cũng thay đổi tương ứng theo trạng thái mở của điểm ảnh LCD. Điều khiển 3 tấm LCD đóng mở điểm ảnh theo thông tin ảnh số, ta thu được 3 ảnh đơn sắc theo hệ màu RGB. Sau đó, tất cả được tổng hợp một cách tự nhiên trong một lăng kính theo cơ chế ánh sáng trước khi xuất đến màn chiếu.
2.2. Máy chiếu công nghệ DLP - Digital Ligth Processing
Trái ngược với phương pháp trong suốt cho ánh sáng truyền qua của LCD, công nghệ DLP do Texas Instruments phát triển độc quyền vào năm 1997 sử dụng gương để phản chiếu ánh sáng. Một chip DMD (Direct Micromirror Device) được tích hợp đến hàng ngàn vi gương, mỗi vi gương tương ứng một điểm ảnh. Vì gương dao động hàng ngàn lần/giây và thể hiện được 1.024 cấp độ xám. Để thể hiện hình ảnh màu, một bánh quay màu (color wheel) được đặt giữa nguồn sáng và DMD. Phổ biến hiện nay là hệ thống sử dụng bánh quay 4 màu gồm đỏ, lục, xanh dương, trắng để lần lượt tạo và xuất ra 4 ảnh đơn sắc trong một chu kỳ. Thay vì tổng hợp tự nhiên tại thấu kính, 4 hình ảnh đơn sắc lần lượt được ghi nhận và tổng hợp tại não người (tương tự như phương pháp tổng hợp ảnh 3D bằng mắt phổ biến trong giới thanh niên vào những năm 1990).
2.3. Máy chiếu công nghệ LCOS - Liquid Crystal on Silicon
Máy chiếu Công nghệ LCOS là giải pháp kết hợp được công nghệ LCD và DLP. Bên trên lớp đế gương phản chiếu là lớp phủ thạch anh lỏng. Ứng với trạng thái đóng hoặc mở của thạch anh mà tia sáng nguồn được phản chiếu trên lớp đế gương hoặc không, tạo ra điểm sáng hoặc tối. Hơn nữa, việc chế tạo LCOS có thể thực hiện ngay trên những dây chuyền sản xuất vi mạch bán dẫn hiện có nên chi phí sản xuất dễ chấp nhận hơn.
2.4. Máy chiếu công nghệ Led
Việc sử dụng máy chiếu (Projector) để phục vụ cho các buổi thuyết trình, đôi lúc bạn vẫn gặp phải những trục trặc từ lớn đến nhỏ, gây ảnh hưởng không tốt đến công việc.Việc khởi động các thiết bị trước khi trình chiếu nên thực hiện theo đúng quy trình để đem lại kết quả tốt nhất và đảm bảo cho tuổi thọ thiết bị.
Thông thường, trước khi cấp điện bạn nên kiểm tra thật kỹ các loại cáp nối giữa các thiết bị (máy chiếu, máy tính , chuột ...) để tránh sau khi cấp điện mới thay đổi cáp nối, điều này dễ gây hư hỏng các thiết bị, thậm chí làm cho người thực hiện bị điện giật.
Tiếp theo, bật công tác điện cho máy chiếu rồi đợi cho đến khi đèn chiếu đạt mức độ sáng cao nhất (thông thường bạn sẽ phải đợi từ 30 đến 60 giây). Sau cùng mới đến lượt khởi động máy tính và các thiết bị khác.
Tiếp theo, bật công tác điện cho máy chiếu rồi đợi cho đến khi đèn chiếu đạt mức độ sáng cao nhất (thông thường bạn sẽ phải đợi từ 30 đến 60 giây). Sau cùng mới đến lượt khởi động máy tính và các thiết bị khác.
3. Một số trục trặc thường gặp, nguyên nhân của nó và cách khắc phục:
3.1. Máy chiếu không làm việc khi bật công tác điện
Kiểm tra lại dây cáp điện nguồn cho máy chiếu đã được nối chặt chưa. Cũng có thể nguồn cấp điện đã không làm việc. Hãy thử dùng một thiết bị khác cũng với nguồn điện đó xem nó có làm việc không.
3.2. Không có hình ảnh nào xuất hiện
- Có thể là mũ chắn bảo vệ cho đèn chiếu vẫn còn được gắn, kiểm tra xem bạn đã tháo nó ra chưa.
- Kiểm tra lại tất cả các kết nối, đặc biệt là kết nối giữa máy chiếu và máy tính (sợi cáp truyền tín hiệu). Kiểm tra luôn các dây cáp xem có bị đứt , nứt hay hư hỏng không. Cũng cần kiểm tra các đầu cắm và chân cắm xem có bị cong, vênh không, nếu có thì phải thay mới.
- Cũng có thể nguồn cấp tín hiệu không được chọn hợp lý nên không thể hiển thị qua máy chiếu. Thử bấm nút chọn nguồn trên máy chiếu rồi duyệt qua các nguồn tín hiệu cho đến khi bạn chọn kết quả chính xác.
- Nếu thực hiện trình chiếu bằng máy tính xách tay thì có thể là cổng xuất tín hiệu ra màn hình bổ sung chưa được kích hoạt. Hãy bấm giữ phím FN (thường nằm ở góc dưới của bàn phím laptop) kết hợp với bấm một trong các phím từ F1 đến F12 (hãy tìm phím nào có tên là CRT/LCD hay có biểu tượng một cái màn hình nhỏ) để lần lượt duyệt qua các thiết lập cho đến khi cổng xuất tín hiệu ra màn hình bổ sung được kích hoạt. Các thiết lập có thể là: laptop bật -máy chiếu tắt, laptop tắt - máy chiếu bật, laptop bật- máy chiếu bật .
3.3. Chỉ có một phần của hình ảnh được hiển thị
Hãy thử thay đổi độ phân giải của máy tính lên/xuống để thay đổi kích thước hình ảnh (640x480,800x600,1024x768). Bấm chuột phải lên màn hình desktop chọn Properties -> chọn thẻ Settings. Ở mục Screen Resolution, bạn chọn độ phân giải mà mình cần, bấm OK và khởi động lại máy tính.
3.4. Máy chiếu có làm việc nhưng chất lượng hình ảnh quá tệ
Nguyên nhân cũng giống như trục trặc nêu ở trên. Thử thực hiện lại cách giải quyết ở bước trên, hãy thay đổi độ phân giải của máy tính trình chiếu
3.5. Hình ảnh trình chiếu quá tối
Nguyên nhân của hiện tượng này do các thiết lập về độ tương phản (Contrast) và độ sáng (Brightness) đã không được điều chỉnh hợp lý. Hãy vào menu điều chỉnh hình ảnh của máy chiếu để thay đổi cho đến khi thu được kết quả đúng nhất.
3.6. Hình ảnh trình chiếu không rõ ràng
Vị trí của hình ảnh đã không được điều chỉnh đúng. Sử dụng nút điều chỉnh tiêu điểm (focus) trên máy chiếu để điều chỉnh đúng ( vị trí và độ lớn) để hình ảnh không bị mờ.
Cũng có thể do nhiệt độ làm việc quá cao nên đã xảy ra hiện tượng đọng nước trên lăng kính của máy chiếu. Để khắc phục, hãy để nguyên máy chiếu với tình trạng bật trong vòng khoảng hai giờ.
Cũng có thể do nhiệt độ làm việc quá cao nên đã xảy ra hiện tượng đọng nước trên lăng kính của máy chiếu. Để khắc phục, hãy để nguyên máy chiếu với tình trạng bật trong vòng khoảng hai giờ.
3.7. Màn hình trình chiếu không có dạng hình chữ nhật
Hãy tìm mục có tên là Keystone Correction trong menu tùy chọn của máy chiếu, sau đó điều chỉnh cho đến khi bạn khắc phục được trục trặc. Nếu vẫn chưa được bạn hãy thử xoay nghiêng màn hình trình chiếu lên xuống một chút. Việc này dễ dàng thực hiện với một số loại màn hình trình chiếu có 3 chân.
LƯU Ý:
1. Kéo, thả màn chiếu nhẹ nhàng.
2. Tắt máy chiếu bằng cách nhấn ON-OFF hoặc POWER 2 lần trước khi tắt máy tính.
3. Chờ đèn báo hết nháy và tiếng quạt hết mới tháo dây điện nguồn.
Hy vọng với những kinh nghiệm này sẽ giúp các Thầy, Cô khắc phục một số trục trặc thông thường khi giảng dạy bằng máy chiếu (Projector).
----------------------------o0o------------------------------
Chi tiết xin liên hệ
Nhà cung ứng: UPSvietnamĐịa chỉ: CC Đội Cung, thành phố Vinh, Nghệ An.
Điện thoại: 0945.872.668 hoặc 0967.36.37.99
Mail: phucvumientrung@gmail.com
Website: www.phucvu.vn
Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ để cuộc sống tốt đẹp hơn!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét